🌀 Mã Định Danh Cá Nhân Là Gì? 5+ Điều Cần Lưu Ý Về Định Danh Cá Nhân

✔️Theo quy định mới của luật cư trú, sổ hộ khẩu và một số loại giấy tờ sẽ được thay thế bằng mã định danh cá nhân. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về số định danh cá nhân cũng như cách xin cấp loại mã số này. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng EFY-eKYC tìm hiểu 5 điều cá nhân cần lưu ý về mã định danh cá nhân, để việc xin cấp và sử dụng mã định danh hiệu quả nhất nhé.

Mã định danh cá nhân

Khi tìm hiểu mã định danh cá nhân cần lưu ý những gì?

1. Mã định danh cá nhân là gì? Có vai trò thế nào?

Theo quy định tại Luật căn cước công dân 2014, mã định danh cá nhân là dãy số được cấp cho mỗi cá nhân. Mỗi người sẽ có một mã định danh duy nhất, sử dụng từ khi sinh ra cho đến khi chết đi. Mã định danh cá nhân của mỗi người là không giống nhau, không trùng lặp. Số định danh cá nhân cũng chính là số thẻ căn cước/ chứng minh thư 12 số của công dân.

Mã định danh cá nhân được xác lập và lưu trữ tại cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Dãy số này được sử dụng để kết nối, chia sẻ thông tin của công dân, phục vụ cho các mục đích quản lý và sử dụng trong các giao dịch dân sự của công dân. Mã định danh sẽ được bảo mật và chỉ các cơ quan có thẩm quyền mới có quyền truy cập, tra cứu.

Mã định danh cá nhân

Mỗi người sẽ có một mã định danh cá nhân khác nhau

2. Những ai sẽ được cấp mã định danh cá nhân?

Các công dân sẽ được cấp mã định danh khi:

- Đăng ký khai sinh

- Khi làm căn cước công dân. Trong trường hợp này, người đăng ký làm căn cước phải có giấy khai sinh, có hộ khẩu thường trú nhưng chưa được cấp mã định danh cá nhân. Chẳng hạn như khi cá nhân đang sử dụng chứng minh thư 9 số, đăng ký làm căn cước thì sẽ được cấp mã định danh mới gồm 12 số.

Việc cập mã định danh được thực hiện bởi cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trực thuộc Bộ Công An.

3. Cấu trúc, ý nghĩa của từng số trong mã định danh cá nhân

Mã định danh cá nhân là một dãy số gồm 12 số. Mỗi số trong mã định danh sẽ mang một ý nghĩa riêng, giúp nhận biết các cá nhân. Trong đó:

- 3 số đầu tiên là mã tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương. Tỉnh, thành phố này sẽ được căn cứ dựa theo nơi cá nhân đăng ký khai sinh. Nếu cá nhân sinh ra ở nước ngoài thì 3 số đầu tiên sẽ thể hiện quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh.

- 3 số tiếp theo lần lượt thể hiện mã thế kỷ sinh của cá nhân, giới tính và mã năm sinh.

- 6 số còn lại là các số ngẫu nhiên, để phân biệt các cá nhân với nhau.

Mã định danh cá nhân

Mã định danh cá nhân gồm 12 số

4. Làm số định danh cá nhân ở đâu?

Để được cấp mã định danh cá nhân, công dân có thể đăng ký tại:

- UBND xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ (với trường hợp đăng ký khai sinh cho con)

- Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an huyện (hoặc công an Tỉnh).

- Trung tâm căn cước công dân quốc gia, trực thuộc Bộ Công An.

5. Thủ tục cấp mã định danh cá nhân được thực hiện thế nào?

Số định danh của mỗi cá nhân sẽ được cấp khi đăng ký khai sinh hoặc khi làm thẻ căn cước 12 số. Vì thế, trình tự, thủ tục cho 2 trường hợp này sẽ khác nhau.

Thủ tục cấp mã định danh khi đăng ký khai sinh

Bước 1: người đi đăng ký khai sinh sẽ nộp tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu và giấy chứng sinh tại UBND cấp xã, nơi cha hoặc mẹ của trẻ đăng ký khai sinh.

Trong trường hợp chưa có giấy chứng sinh, gia đình có thể nộp văn bản của người làm chứng, xác nhận về việc đứa trẻ được sinh ra. Nếu không có giấy làm chứng thì thay thế bằng giấy cam đoan.

Bước 2: công chức tư pháp – hộ tịch có trách nhiệm nhận đủ giấy tờ, kiểm tra thông tin. Nếu các thông tin đã đúng và đủ, công chức sẽ ghi nội dung vào sổ hộ tịch.

- Trong trường hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa kết nối với cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử hoặc chưa vận hành thì công chức hộ tịch - tư pháp có trách nhiệm chuyển các thông tin cho bộ công an. Bộ công An sẽ gửi mã định danh của công dân thông qua tài khoản truy cập.

- Trường hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được kết nối với cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, công chức hộ tịch – tư pháp sẽ cập nhật thông tin vào 2 cơ sở dữ liệu kể trên. Sau khi nhập đủ thông tin, số định danh cá nhân sẽ được gửi về.

Bước 3: Công chức hộ tịch – tư pháp và người đăng ký khai sinh ký tên xác nhận vào sở hộ tịch. Sau đó, chủ tịch UBND xã sẽ ký giấy khai sinh và tiến hành cấp giấy khai sinh cho người được đăng ký.

Mã định danh cá nhân

Thủ tục cấp mã định danh được chia thành 2 trường hợp

Thủ tục cấp mã định danh khi làm thẻ căn cước công dân

Bước 1: nếu công dân đã đăng ký khai sinh, đăng ký hộ khẩu thường trú nhưng chưa sử dụng chứng minh thư/ thẻ căn cước 12 số thì sẽ đăng ký làm căn cước công dân gắn chíp.  Sau đó điền vào phiếu thu thập thông tin dân cư do cơ quan công an cung cấp.

Bước 2: cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư kiểm tra các thông tin của công dân. Nếu các thông tin đã đúng và đủ, cơ quan quản lý sẽ chuyển số định danh cá nhân của công dân cho cơ quan chịu trách nhiệm cấp thẻ căn cước. Đến hẹn, căn cước sẽ được phát cho công dân, 12 số trên căn cước chính là số định danh cá nhân.

Trên đây là những nội dung chính về mã định danh cá nhân mà công dân cần lưu ý. Mã định danh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong cuộc đời mỗi công dân. Trong tương lai, mã định danh chắc chắn sẽ còn phổ biến hơn nữa, có nhiều vai trò hơn nữa, là một phần không thể thiếu trong các thủ tục hành chính, giao dịch của các cá nhân.

Để được giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp

Tổng đài: 19006142 / 19006139

KV Miền Bắc - (Mr Trung): 0911 876 896 / (Ms Yên): 0914 975 209

KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Mã định danh là gì - KYC là gì? Những điều bạn cần biết về mã định danh

Kyc viết tắt của từ gì? Cách xác minh và hình thức xác minh KYC thường gặp

KYC và eKYC trong lĩnh vực ngân hàng

MinhNH

Tin tức liên quan