Tài Khoản Định Danh Điện Tử Là Gì? Tài Khoản Định Danh Điện Tử Dùng Để Làm Gì?

Từ 20/10/2022 khi Nghị định số 59/2020/NĐ-CP quy định về định danh và xác thực điện tử có hiệu lực thi hành, người dân có thể xuất trình thông tin định danh điện tử bằng cách đăng nhập tài khoản định danh điện tử để chứng minh nhân thân, thực hiện các thủ tục hành chính hay các giao dịch dân sự thay cho căn cước công dân (CCCD) gắn chip như hiện nay. Vậy tài khoản định danh điện tử là gì? Tài khoản định danh điện tử dùng để làm gì?

Tài khoản định danh điện tử là gì? Bao gồm những thông tin gì?

Tài khoản định danh điện tử là gì? Tài khoản định danh điện tử dùng để làm gì?

Tài khoản định danh điện tử là gì? Bao gồm những thông tin gì?

Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm:

- Tên đăng nhập (mã số định danh cá nhân của công dân)

- Mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an.

Tài khoản định danh điện tử sẽ được quản lý và xác thực trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia (VNeID) do Bộ Công an phát triển.

Tài khoản định danh điện tử có những mức độ nào?

Tài khoản định danh điện tử là gì? Tài khoản định danh điện tử dùng để làm gì?

Tài khoản định danh điện tử có những mức độ nào?

Có 2 mức độ tài khoản định danh điện tử:

- Mức độ 1: Tài khoản được tạo lập trong trường hợp thông tin của công dân kê khai đã được so sánh, đối chiếu tự động trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Tài khoản định danh mức độ 1 bao gồm các thông tin: Mã số định danh cá nhân; Họ tên; Ngày tháng năm sinh; Giới tính

Với tài khoản định danh điện tử ở mức độ 1 thì công dân có thể sử dụng một số tính năng cơ bản như: phòng chống dịch (khai báo y tế, thông tin tiêm chủng…), giải quyết dịch vụ công trực tuyến (thông báo lưu trú, đăng ký thường trú, tạm trú, khai báo tạm vắng…).

Lưu ý: Đối với trường hợp người nước ngoài muốn đăng ký sử dụng tài khoản định danh điện tử thì cần cung cấp những thông tin bổ sung gồm: số, ký hiệu, ngày tháng năm được cấp hộ chiếu hoặc các loại giấy tờ có giá trị tương đương giúp di chuyển qua các quốc gia khác.

- Mức độ 2: Tài khoản được tạo lập trong trường hợp thông tin của cá nhân kê khai đã được xác minh bằng ảnh chân dung/ vân tay trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu CCCD hoặc CSDL quốc gia về xuất nhập cảnh.

Những thông tin được sử dụng và quản lý tại tài khoản định danh điện tử mức độ 2 sẽ bao gồm các thông tin cơ bản tại tài khoản định danh mức độ 1 và bổ sung thêm ảnh chân dung và vân tay cá nhân của người đăng ký định danh điện tử.

Với tài khoản mức độ 2, công dân có thể sử dụng tất cả các chức năng tiện ích mà ứng dụng định danh điện tử quốc gia cung cấp như:

+ Đăng ký tích hợp hiển thị các loại giấy tờ (giấy phép lái xe, đăng ký xe, BHYT...)

+ Thực hiện các giao dịch tài chính như thanh toán hóa đơn điện, nước, đóng BHXH và BHYT, chuyển tiền...

Điều kiện để đăng ký tài khoản định danh điện tử

Tài khoản định danh điện tử là gì? Tài khoản định danh điện tử dùng để làm gì?

Điều kiện để đăng ký tài khoản định danh điện tử

* Đối với cá nhân

Theo Bộ Công an, điều kiện để công dân đăng ký tài khoản định danh điện tử là:

- Cá nhân đủ 14 tuổi trở lên (đăng ký thông qua ứng dụng định danh điện tử). Đối với cá nhân chưa đủ 14 tuổi thì đăng ký theo tài khoản định danh của cha mẹ hoặc người giám hộ.

Khi đăng ký tài khoản, cá nhân cần khai báo đầy đủ các thông tin gồm: số định danh cá nhân, số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; họ và tên; ngày tháng năm sinh; giới tính; quốc tịch; số điện thoại; email.

* Đối với tổ chức/ doanh nghiệp

Hồ sơ để 1 doanh nghiệp, tổ chức đăng ký tài khoản định danh điện tử bao gồm những thông tin:

- Mã số định danh điện tử của doanh nghiệp/tổ chức

- Tên doanh nghiệp/tổ chức được ghi nhận bằng tiếng Việt, tên viết tắt và tên nước ngoài (nếu có)

- Ngày thành lập tổ chức/doanh nghiệp

- Địa chỉ đặt làm trụ sở chính của tổ chức/doanh nghiệp

- Mã số định danh, người đứng tên trên các giấy tờ pháp lý hoặc người đứng đầu của tổ chức/doanh nghiệp

Đăng ký tài khoản định danh điện tử ở đâu?

Hiện nay, công dân có thể lựa chọn 1 trong các hình thức sau để đăng ký tài khoản định danh điện tử:

- Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức 1 trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia (VNeID).

- Đến trực tiếp cơ quan công an các cấp để được hướng dẫn đăng ký mở tài khoản định danh điện tử mức 2 (công dân có thể sử dụng ứng dụng định danh điện tử quốc gia để thực hiện đặt lịch hẹn làm thủ tục trước khi đến cơ quan công an).

Việc đăng ký định danh điện tử là miễn phí và có cùng thời hạn với thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử.

Thời gian cấp tài khoản định danh điện tử mất bao lâu?

Theo quy định, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đăng ký mở tài khoản định danh điện tử, thời gian công dân nhận được kết quả như sau:

- Đối với công dân là người Việt Nam đã có căn cước công dân gắn chip thì cần từ 1 - 3 ngày (tùy vào 2 cấp độ) và dưới 7 ngày đối với công dân chưa có CCCD gắn chíp.

- Đối với người nước ngoài khi đăng ký tài khoản định danh cấp độ 1: Không quá 1 ngày làm việc.

- Đối với công dân nước ngoài đăng ký tài khoản định danh cấp độ 2: Từ 3 - dưới 7 ngày làm việc.

- Đối với doanh nghiệp/tổ chức đã được xác thực thông tin CSDL Quốc gia: Dưới 1 ngày làm việc.

- Đối với doanh nghiệp/tổ chức chưa được xác thực thông tin CSDL Quốc gia: Dưới 15 ngày làm việc.

Tài khoản định danh điện tử dùng để làm gì?

Tài khoản định danh điện tử là gì? Tài khoản định danh điện tử dùng để làm gì?

Tài khoản định danh điện tử dùng để làm gì?

Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử sẽ có những lợi ích thiết thực.

* Đối với người dân:

- Tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí trong việc khai báo, kê khai khi thực hiện các giao dịch hành chính công. Công dân sẽ không phải kê khai nhiều loại biểu mẫu, giấy tờ, giảm nhiều khâu thủ tục khi thực hiện các giao dịch hành chính công.

- Có thể thay thế CCCD và các loại giấy tờ đã được đăng ký tích hợp, hiển thị trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia như: giấy phép lái xe, đăng ký xe, BHYT...

- Có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử để thực hiện các giao dịch tài chính như thanh toán hóa đơn điện và nước, đóng BXHH và BHYT, chuyển tiền...

- Có thể thực hiện giao dịch ở mọi lúc mọi nơi, đặc biệt với những giao dịch thiết yếu; nhưng vẫn đảm bảo được sự quản lý chặt chẽ, an ninh, an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu, tránh giả mạo giúp các giao dịch được an toàn.

* Đối với doanh nghiệp

- Được cung cấp phương thức thanh toán nhanh chóng, tiện lợi, giảm bớt chi phí in ấn các loại giấy tờ và thủ tục.

- Được kết nối tới hệ thống định danh điện tử và sử dụng các dịch vụ định danh điện tử đảm bảo an toàn, nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm, hiệu quả, xác thực chính xác thông tin công dân và các loại giấy tờ tùy thân đã được tích hợp khi được sự đồng ý của công dân.

* Đối với cơ quan nhà nước

- Thực hiện quản lý hành chính công trên môi trường điện tử dễ dàng, thuận tiện, thay thế cho môi trường truyền thống.

- Giảm thiểu nguồn nhân lực, giảm bớt các loại thủ tục, giấy tờ, chi phí khi giải quyết các thủ tục hành chính công.

- Phân tích những tính năng được người dân, doanh nghiệp sử dụng nhiều, các kết quả đạt được và những khó khăn, vướng mắc nhằm phục vụ công tác tham mưu, hoạch định chính sách, giúp phát triển kinh tế đất nước.

Trên đây là chi tiết quy định về tài khoản định danh điện tử. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về tài khoản định danh điện tử, dễ dàng thuận tiện trong việ thực hiện các giao dịch hành chính.

Để được giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

✅ Hoặc liên hệ ngay để được hỗ trợ trực tiếp

Tổng đài: 1900 6142 / 1900 6139

KV Miền Bắc - (Ms Hằng): 0912 656 142 / (Ms Yên): 0914 975 209

KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900

Định danh điện tử EFY-eKYC 

HaTT

Tin tức liên quan